Trị liệu xương khớp

Trị Liệu Xương Khớp

Viêm khớp là bệnh lý phổ biến, bệnh gây đau đớn, khó khăn trong vận động và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra ở cả người già và người trẻ. Người bệnh không được chủ quan, khi thấy có những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đi khám ở những cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Vậy viêm khớp là gì?

Viêm khớp là hiện tượng viêm nhiễm, sưng tấy, nóng, đỏ, đau nhức xảy ra ở các khớp. Tình trạng viêm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp làm cho người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày.

Những dạng viêm khớp thường gặp

Viêm khớp thường có nhiều dạng nhưng thường gặp nhất là viêm khớp và viêm đa khớp dạng thấp:

  • Viêm xương khớp: là những tổn thương gây bào mòn sụn khớp – là lớp phủ dày, trơn láng, bao bọc đầu xương, có vai trò giảm ma sát giữa các khớp xương khi vận động. Khi sụn khớp bị bào mòn, các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau gây viêm đau. Nếu tình trạng viêm trở nặng, sụn có thể bị phá hủy, dẫn đến xương bị ma sát mạnh, khớp bị biến dạng và di chuyển khỏi vị trí bình thường;
  • Viêm khớp dạng thấp là một bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, khớp bị tổn thương do hệ thống miễn dịch tự phá hủy. Làm tổn thương màng hoạt dịch – là một lớp màng bền chắc bao phủ toàn bộ khớp. Người bệnh sẽ phù nề, sưng đau, lâu ngày sẽ làm khớp bị biến dạng, xương và sụn bị gãy. Bệnh có thể xảy ra ở một khớp hoặc nhiều khớp (viêm đa khớp dạng thấp).

Ngoài ra, người bệnh có thể mắc phải các thể bệnh sau:

  • Viêm khớp phản ứng;
  • Viêm khớp vảy nến;
  • Viêm khớp tràn dịch;
  • Viêm khớp liên cầu.

Những vị trí thường xảy ra viêm khớp

Tình trạng viêm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí khớp nào. Tuy nhiên phổ biến nhất là ở các khớp đầu gối, vai, tay và chân:

  • Viêm khớp gối: là tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Khi đó, các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau chặt hơn, ma sát nhiều, việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, gây đau và vận động khó khăn;
  • Viêm khớp háng: là tình trạng khớp háng bị thoái hóa gây đau đớn. Cơn đau xuất hiện tại vị trí viêm, sau lan dần xuống chân, đùi, hông, thắt lưng…;
  • Viêm khớp cùng chậu: là tình trạng viêm xảy ra với một hay nhiều khớp ở xương cột sống và xương chậu;
  • Viêm khớp vai: là tình trạng mỏm xương, khớp bả vai bị bào mòn, khô lại, cọ xát với dây thần kinh gây đau nhức và co cứng vùng vai gáy, cánh tay;
  • Viêm khớp ngón tay: xảy ra khi phần sụn nằm ở đầu các xương khớp ngón tay bị bào mòn, gây sưng đau, tấy đỏ và cứng khớp;
  • Viêm khớp cổ tay: là tình trạng khớp bị tổn thương, gây mòn sụn và xương dưới sụn, làm hư hỏng cấu trúc của khớp, tăng ma sát khi vận động, gây đau nhức, khó chịu cổ tay;
  • Viêm khớp cổ chân, bàn chân: Khớp cổ chân, bàn chân là bộ phận phải chịu một áp lực lớn, gánh vác trọng lượng cơ thể. Những hoạt động: chạy nhảy, chơi thể thao, vận động mạnh đều có khả năng làm tổn thương khớp cổ chân, khớp bàn chân gây viêm nhiễm, sưng đau;
  • Viêm khớp thái dương hàm: Tình trạng viêm xảy ra ở khớp thái dương hàm khiến người bệnh bị đau nhức hàm, có mở miệng, nhai nuốt, nói chuyện, ảnh hưởng tới chuyện ăn uống và sức khỏe.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp

Tùy từng vị trí khớp bị viêm và mức độ tổn thương mà người bệnh có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên có một số biểu hiện triệu chứng chung là: sưng, nóng, đỏ, đau.

  • Sưng khớp: Khi bị sưng khớp, người bệnh thường có cảm giác nóng hoặc căng bóng vùng da bên ngoài;
  • Da có mẩn đỏ ngứa: Đối với trường hợp viêm khớp do vi khuẩn, nhiễm trùng hoặc bệnh lupus ban đỏ, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu ngoài da như: mẩn ngứa, nổi phát ban, đỏ rát da…;
  • Đau nhức xương khớp: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất khi mắc các bệnh xương khớp. Lớp đệm sụn khớp mất dần, áp lực và ma sát nâng đỡ sự va chạm giữa các khớp cũng tăng dần khiến người bệnh có cảm giác đau nhói, buốt mỗi khi hoạt động;
  • Cứng khớp: Khô cứng khớp xảy ra do cấu trúc của khớp bị viêm nhiễm, dây chằng xơ hóa. Vào buổi sáng, người bệnh thường có cảm giác cứng khớp, khó cử động với cổ, cột sống hoặc vai – lưng;
  • Khô khớp kèm theo tiếng kêu khi di chuyển: Sụn khớp, chất nhầy và màng bọc xương khớp bị bào mòn sẽ hạn chế chuyển động của người bệnh. Khi hai đầu xương va chạm trực tiếp vào nhau mà không thông qua lớp đệm sẽ phát ra tiếng kêu lục khục, đôi khi đi kèm cảm giác đau nhức.

Nguyên nhân viêm khớp cần lưu ý

Tùy tính chất của từng loại viêm khớp (viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp nhiễm trùng, viêm đa khớp, hoặc viêm đa khớp dạng thấp…), trong đó, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, chế độ luyện tập không phù hợp hoặc làm việc sai tư thế trong thời gian dài có thể dẫn tới đẩy nhanh nguy cơ lão hóa. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến:

  • Tuổi tác: Viêm đa khớp dạng thấp hoặc thấp khớp cấp có thể xảy ra ở người trẻ tuổi và cả trẻ em. Tuổi càng lớn thì tốc độ lão hóa càng nhanh, khả năng tổng hợp canxi thấp, tốc độ hồi phục chậm đã khiến nhóm bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp cao hơn;
  • Yếu tố di truyền: Viêm khớp có dạng bệnh tự miễn thường do những yếu tố di truyền. Người trong gia đình có bố hoặc mẹ từng bị viêm khớp dạng thấp, gout, lupus ban đỏ sẽ dễ mắc hơn so với nhóm người bình thường;
  • Chấn thương: Do tai nạn lao động, tai nạn thể thao, tai nạn giao thông… có thể gây chấn thương khớp;
  • Nhiễm trùng: Bệnh nhân bị viêm họng – những liên cầu trùng có thể dẫn đến viêm khớp (thấp khớp);
  • Cân nặng: Béo phì, thừa cân, máu nhiễm mỡ khiến cơ thể bị áp lực quá tải. Đặc biệt là các khớp xương vận động, chịu sức ép nhiều như khớp háng, cột sống, đầu gối có nguy cơ mòn yếu cao. Thêm vào đó, lớp mỡ thừa trong cơ thể cũng chèn ép lên dây thần kinh vận chuyển máu, dinh dưỡng khiến các cử động chân tay yếu ớt, không thể vận động bình thường;
  • Bệnh Gout: Tăng Axit Uric máu dẫn đến biến chứng viêm khớp;
  • Đặc điểm nghề nghiệp: Mang vác nặng, ngồi một tư thế quá lâu hoặc thường xuyên phải mang giày cao gót có khả năng bị biến dạng khớp, lệch cột sống và ảnh hưởng xấu tới khớp gối, mắt cá chân, vùng cổ. Nhóm người này có tốc độ lão hóa cao hơn và khởi phát bệnh trước tuổi 50;
  • Lạm dụng chất kích thích: Sử dụng rượu bia và đặc biệt là thuốc lá sẽ khiến nguy cơ khởi phát viêm khớp dạng thấp tăng nhanh. Cách chất hóa học độc hại có trong thuốc lá sẽ kích thích hệ miễn dịch hoạt động bất thường, đặc biệt ở người có gen di truyền bệnh viêm khớp từ gia đình. Ngoài ra, người bệnh còn dễ mắc thêm các bệnh về viêm da, nhiễm trùng dẫn tới viêm khớp truyền nhiễm.

Những biến chứng của bệnh viêm khớp

Viêm khớp là bệnh lý phổ biến, bệnh gây đau đớn, khó khăn trong vận động và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

  • Biến dạng khớp: Thường xảy ra với những trường hợp bị viêm khớp lâu năm. Sự va chạm trực tiếp của sụn khớp không chỉ dừng ở các cơn đau nhức mà còn dẫn tới biến dạng, thay đổi cấu trúc, dính khớp. Có thể dễ dàng nhận biết các biểu hiện này ở bộ phận như ngón tay hoặc bàn tay;
  • Giảm khả năng vận động: Việc đi lại, làm việc thậm chí thực hiện một số việc đơn giản đều bị hạn chế bởi các cơn đau nhức. Thêm vào đó, tổn thương xương khớp có thể lan rộng từ khớp gối, khớp háng và khớp hông khiến các cơ, mô sụn khớp yếu và mất dần;
  • Teo cơ: Sưng khớp, viêm nhiễm lâu ngày dẫn tới chèn ép dây thần kinh cung cấp oxy, máu và chất dinh dưỡng cho các bộ phận. Về lâu dài sẽ dẫn tới mất dần sức lực tại các chi, làm teo cơ, tàn tật, mất hoàn toàn khả năng vận động. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới bại liệt toàn thân hoặc nửa người;
  • Nguy cơ mắc một số bệnh khác: Hiện tượng viêm khớp dạng thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm có thể dẫn tới chèn ép dây thần kinh gây thiếu máu não, rối loạn tiền đình, rối loạn nhịp tim, hở van tim, đột quỵ, huyết áp cao…

Phương pháp điều trị viêm khớp

Biến chứng của bệnh viêm khớp nếu không được xử trí kịp thời, đúng cách là rất khó lường. Do đó, khi có hiện tượng đau nhức khớp, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân, mức độ bệnh, từ đó đưa ra phác đồ xử trí bệnh phù hợp.

Mục tiêu điều trị của viêm khớp:

  • Kiểm soát tình trạng đau nhức;
  • Giảm thiểu mức độ thương tổn ở khớp;
  • Cải thiện hoặc duy trì chức năng hoạt động của khớp;
  • Hạn chế những biến chứng của viêm khớp.

Để gia tăng hiệu quả, phương pháp điều trị cần được kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền như sau:

  • Tây y: Dùng thuốc: kháng viêm + giảm đau + giãn cơ và thuốc bổ (vitamin tổng hợp, thuốc tăng cường dịch nhờn ổ khớp);

Ưu điểm: Tác dụng nhanh giúp bệnh nhân dễ chịu;

Nhược điểm: khi ngừng dùng thuốc dễ bị tái phát, bị tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kéo dài: viêm dạ dày, ảnh hưởng gan thận;

=> Bệnh nhân cần tuân thủ theo toa bác sĩ, không được lạm dụng thuốc để tránh những biến chứng đáng tiếc;

Trong trường hợp khớp nhiễm trùng cần được sử dụng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn.

  • Y học cổ truyền: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt nhằm phục hồi tổn thương tại vùng bị viêm, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, đẩy mạnh khí huyết lưu thông, từ đó phục hồi các vùng tổn thương;
  • Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng: Các kỹ thuật viên dùng các kỹ thuật vật lý trị liệu kết hợp với loại máy móc hiện đại: laser, siêu âm, điện xung… giúp tăng cường lượng máu lưu thông, kháng viêm, giảm đau, giãn cơ…;
  • Dinh dưỡng hợp lý;

Trong việc điều trị viêm khớp, việc phối hợp các phương pháp nói trên sẽ đem lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân đặc biệt là Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng, giúp điều trị bảo tồn, không cần phẫu thuật có hiệu quả lâu dài. Với mục tiêu giúp trả lại các chức năng sinh lý vốn có của khớp, hay nói cách khác là điều trị tận gốc căn nguyên của viêm khớp hiệu quả nhất.

Ngoài việc dựa vào kỹ thuật của KTV vật lý trị liệu, người bệnh cần có sự hỗ trợ của các loại máy móc hiện đại để đạt được kết quả nhanh chóng và tốt nhất.

Khoa Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng của Bệnh viện YHCT Ngọc Thiện

Hiểu được tầm quan trọng cũng như lợi ích của Vật Lý Trị Liệu, Bệnh viện YHCT Ngọc Thiện xây dựng Khoa Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng hội đủ các ưu thế nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân một cách tốt nhất. Bao gồm:

  • Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm được đào tạo bài bản về trình độ chuyên môn & có tay nghề điêu luyện. Khoa còn kết hợp trực tiếp với Giảng Viên Lâm Sàng Vật Lý Trị Liệu;
  • Trang thiết bị / máy móc hiện đại, tiên tiến có thể đáp ứng nhiều phác đồ điều trị;
  • Phòng ốc thoáng mát, sạch sẽ – bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, thư giãn;
  • Dịch vụ nhanh chóng, tận tình… bệnh nhân không phải chờ đợi khi cần được tư vấn hoặc sắp lịch điều trị;
  • Quy trình điều trị kết hợp linh hoạt giữa Y học cổ truyền & Y học hiện đại… Liệu của Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh để lên kế hoạch đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên ngành cho các kỹ thuật viên tại phòng khám;

Theo đó, quy trình trên được thể hiện như sau:

Cùng với các dịch vụ khác của Bệnh viện YHCT Ngọc Thiện đang triển khai mạnh mẽ. Vật Lý Trị Liệu tại nhà giải quyết được nhu cầu khám chữa bệnh của những người thực sự cần đến dịch vụ này như:

  • Người cao tuổi;
  • Những người suy kiệt;
  • Người có sức khỏe yếu không thể đi lại;
  • Những người neo đơn không có người chăm sóc, đưa đi khám bệnh thường xuyên…

CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN NGỌC THIỆN

THỜI GIAN LÀM VIỆC

Mùa hè: 16/4 đến hết ngày 15/10
07h00-11h30
13h30-17h00
Mùa đông: 16/10 đến hết ngày 15/4
07h30-11h30
13h00-17h00

Trực cấp cứu 24/7

KẾT NỐI FANPAGE

Copyright © 2024 Bệnh viện YHCT Ngọc Thiện