Nguyên nhân viêm khớp cổ chân là gì?

Thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến, diễn tiến phức tạp và khó điều trị. Nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng khớp hay tàn phế, bại liệt… Bệnh nhân cần được trang bị kiến thức cơ bản về cách điều trị và phòng ngừa để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Vậy, Thoái Hóa Khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương các bộ phận của khớp: sụn, lớp đệm bao 2 đầu xương, màng hoạt dịch, mâm chày… đi kèm hiện tượng viêm, giảm dịch bôi trơn tại khớp. Khớp bị thoái hóa thường thay đổi về hình thái, cơ sinh học của tế bào sụn.

Bệnh diễn tiến theo tuổi tác, lứa tuổi mắc bệnh thường từ 40 tuổi trở lên, nhưng cũng có những trường hợp bệnh xảy ra sớm hơn ở người ngoài 30. Người trên 65 có tỉ lệ bị thoái hóa chiếm 60 – 90%.

Thoaihoakhop
Người lớn tuổi thường mắc thoái hóa khớp

>>>  Có thể bạn quan tâm: VIÊM KHỚP VÀ VAI TRÒ CỦA VẬT LÝ TRỊ LIỆU

Các vị trí thoái hóa khớp thường gặp?

Theo thống kê, các khớp chịu sức nặng, cử động thường xuyên có nguy cơ cao bị thoái hóa:

  • Thoái hóa khớp gối;
  • Thoái hóa khớp háng;
  • Thoái hóa khớp vai;
  • Thoái hóa khớp cổ chân.

Ngoài ra, thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay, thoái hóa đa khớp… cũng dễ xảy ra.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu của bệnh điển hình là:

  • Đau nhức, mỏi khớp: Đau bùng phát khi đi lại trên quãng đường dài, cử động khớp quá nhiều, leo cầu thang hay ngồi xổm… đến mức phải dừng mọi hoạt động. Người bị thoái hóa khớp gối thường phải có chỗ vịn, nhích từng bước một. Tình trạng thoái hóa càng nặng, mức độ đau nhức càng tăng; 
  • Có tiếng kêu khi co duỗi, di chuyển: Khi để khớp bất động trong thời gian dài, vận động, co duỗi sẽ phát ra tiếng rắc rắc, lạo xạo;
  • Cứng khớp: Tình trạng co cứng có thể kéo dài đến 30 phút trước khi trở lại bình thường, thường xảy ra khi vừa ngủ dậy;
  • Hạn chế cử động: Cơn đau làm hạn chế các cử động tại khớp bị thoái hóa. Chẳng hạn người bệnh thoái hóa gối, háng hay cổ chân đi lại khập khiễng, cà nhắc; người bị thoái hóa khớp tay, vai cần vật không chắc, không thực hiện được các công việc bình thường;
  • Cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, mất ngủ do những ảnh hưởng của bệnh.
Thoaihoakhop03
Người bị thoái hóa khớp tay không thể cầm nắm vật chắc chắn

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thoái hóa xương khớp:

  • Yếu tố tuổi tác: Đối tượng mắc bệnh phổ biến từ 40 tuổi trở lên, những người trên 65 tuổi có tỉ lệ bị thoái hóa chiếm 60 – 90%. Tuổi càng cao khả năng bị hư hỏng sụn khớp càng tăng;
  • Các chấn thương, va chạm khiến sụn khớp tổn thương thoái hóa: Chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông… Việc điều trị và chăm sóc không cẩn trọng góp phần làm khớp bị thoái hóa nhanh hơn bình thường;
  • Tính chất công việc: Mang vác nặng, leo cầu thang liên tục nhiều giờ, cử động khớp cổ tay thường xuyên khiến lớp sụn bị cọ xát quá nhiều sẽ dẫn đến bào mòn, hư hỏng. Đặc biệt khi ngồi lâu một chỗ ít thay đổi tư thế, đứng liên tục sẽ khiến cho các khớp, mô cơ bị chèn ép, dinh dưỡng, máu không cung cấp đủ nên dễ bị yếu, tổn thương;
  • Thói quen, tư thế sinh hoạt sai: Quay, gập người; ngồi nằm sai tư thế; bẻ tay, ngồi xổm, vắt chéo chân…đều là những tư thế, thói quen xấu tăng nguy cơ thoái hóa;
  • Chế độ dinh dưỡng: Không đầy đủ, mất cân đối, thiếu các chất đặc biệt là canxi khiến mật độ xương giảm, sụn dễ bị bào mòn, thoái hóa;
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá nặng gây ra áp lực lớn cho các khớp đặc biệt là cột sống và khớp gối. Hiện tượng này kéo dài khiến khớp, dây chằng bị tổn thương;
  • Các bệnh lý: loãng xương, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, lao khớp…;
  • Các yếu tố di truyền.

Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp cần được phát hiện và điều trị sớm nếu không dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Hạn chế cử động: do đau nhức hoặc co cứng khớp (khoảng 80% người bệnh), trường hợp nặng có thể không thực hiện được các sinh hoạt cá nhân (25%);
  • Suy nhược: Do đau đớn và các triệu chứng khác mà thoái hóa khớp gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, đặc biệt là những cơn đau về đêm. Người bệnh luôn trong trạng thái lo âu, mất tập trung, trầm cảm…;
  • Biến dạng khớp: Khớp sưng to, biến dạng cong vẹo, mọc gai xương, lệch trục gây khó khăn cho việc đi lại cũng như các vận động thường ngày;
  • Teo cơ, tê bì: Hiện tượng teo cơ vùng cạnh khớp, tay, chân bị tê bì, mất khả năng co duỗi, đi đứng, cầm nắm vật không chắc chắn;
  • Bại liệt, tàn phế: Nặng nề nhất với người bị thoái hóa đó chính là biến chứng tàn phế, liệt vĩnh viễn kèm theo đó là những tổn thương đến rễ dây thần kinh, tủy vô cùng nguy hiểm.
Thoaihoakhop04
Thoái hóa khớp gây đau đớn, hạn chế vận động đối với người mắc bệnh

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng như đã mô tả ở trên và những dấu hiệu cận lâm sàng để xác định chẩn đoán:

  • X-Quang: Có thể thấy hình ảnh tổn thương của khớp và các bộ phận xương dưới sụn, gai xương;
  • Chụp cộng hưởng từ: Giúp phát hiện tổn thương ở sụn khớp mà Xquang không nhìn thấy được;
  • Siêu âm thoái hóa khớp: quan sát được mặt nang sụn khớp, biết được vị trí đầu xương đùi ở tư thế gấp từ đó có thể đánh giá được độ dày mỏng và tình trạng dày không đều, mỏng không đều của sụn khớp gối. Ngoài ra thấy được những triệu chứng đi kèm với bệnh như dịch ổ khớp, viêm phù nề, mặt khớp bị rỗ, gai…”

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Mục tiêu điều trị của thoái hóa khớp: làm giảm quá trình tiến triển nặng thêm của bệnh, hạn chế các biến chứng và phục hồi một số các thương tổn của khớp giúp cải thiện các sinh hoạt, duy trì tính linh hoạt, và chức năng tổng thể.

Để gia tăng hiệu quả, phương pháp điều trị cần được kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền như sau:

  • Tây y: Dùng thuốc: kháng viêm + giảm đau + giãn cơ và thuốc bổ (vitamin tổng hợp, thuốc tăng cường dịch nhờn ổ khớp); 

Ưu điểm: Tác dụng nhanh giúp bệnh nhân dễ chịu;

Nhược điểm: khi ngừng dùng thuốc dễ bị tái phát, bị tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kéo dài: viêm dạ dày, ảnh hưởng gan thận;

=> Bệnh nhân tuân thủ theo toa bác sĩ, không được lạm dụng thuốc để tránh những biến chứng đáng tiếc.

  • Y học cổ truyền: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt nhằm phục hồi tổn thương tại vùng bị viêm, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, đẩy mạnh khí huyết lưu thông, từ đó phục hồi các vùng tổn thương;
  • Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng: Các kỹ thuật viên dùng các kỹ thuật vật lý trị liệu kết hợp với loại máy móc hiện đại: laser, siêu âm, điện xung… giúp tăng cường lượng máu lưu thông, kháng viêm, giảm đau, giãn cơ…;
  • Chế độ luyện tập và dinh dưỡng hợp lý;
  • Trường hợp các chỉ định điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, các khớp biến dạng nặng, không cử động được các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật khớp.

Trong việc điều trị thoái hóa khớp, việc phối hợp các phương pháp nói trên sẽ đem lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân đặc biệt là Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng, giúp điều trị bảo tồn, không cần phẫu thuật có hiệu quả lâu dài. Với mục tiêu giúp trả lại các chức năng sinh lý vốn có của khớp, hay nói cách khác là điều trị tận gốc căn nguyên của thoái hóa khớp và chấm dứt bệnh một cách hiệu quả.

Ngoài việc dựa vào kỹ thuật của KTV vật lý trị liệu, người bệnh cần có sự hỗ trợ của các loại máy móc hiện đại để đạt được kết quả nhanh chóng và tốt nhất.

>>>  Có thể bạn quan tâm: TỔNG QUAN KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Khoa Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng của Phòng Khám Đa Khoa Phú Đức

Hiểu được tầm quan trọng cũng như lợi ích của Vật Lý Trị LiệuPhòng Khám Đa Khoa Phú Đức xây dựng Khoa Vật Lý Trị Liệu hội đủ các ưu thế nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân một cách tốt nhất. Bao gồm:

  • Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm được đào tạo bài bản về trình độ chuyên môn & có tay nghề điêu luyện. Khoa còn kết hợp trực tiếp với Giảng Viên Lâm Sàng Vật Lý Trị Liệu của Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh để lên kế hoạch đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên ngành cho các kỹ thuật viên tại phòng khám;
  • Trang thiết bị / máy móc hiện đại, tiên tiến có thể đáp ứng nhiều phác đồ điều trị;
  • Phòng ốc thoáng mát, sạch sẽ – bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, thư giãn;
  • Dịch vụ nhanh chóng, tận tình… bệnh nhân không phải chờ đợi khi cần được tư vấn hoặc sắp lịch điều trị;
  • Quy trình điều trị kết hợp linh hoạt giữa Y học cổ truyền & Y học hiện đại… 

Theo đó, quy trình trên được thể hiện như sau: 

28bacb180c80cade9391
Quy trình điều trị kết hợp Y học hiện đại & Y học cổ truyền

Cùng với các dịch vụ khác của Bác Sĩ Gia Đình – Khám Bệnh Tại NhàTập Vật Lý Trị Liệu tại nhà cũng là dịch vụ mà Phú Đức đang triển khai mạnh mẽ. Vật Lý Trị Liệu tại nhà giải quyết được nhu cầu khám chữa bệnh của những người thực sự cần đến dịch vụ này như:

  • Người cao tuổi; 
  • Những người suy kiệt;
  • Người có sức khỏe yếu không thể đi lại;
  • Những người neo đơn không có người chăm sóc, đưa đi khám bệnh thường xuyên…

>>>  Có thể bạn quan tâm: Khám Bệnh Tại Nhà – Giải Pháp Hoàn Hảo Thời Hiện Đại

Daff0045f110284e7101
Quy trình đặt lịch tập Vật Lý Trị Liệu tại nhà

Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức qua các kênh liên lạc dưới đây!

CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN NGỌC THIỆN

THỜI GIAN LÀM VIỆC

Mùa hè: 16/4 đến hết ngày 15/10
07h00-11h30
13h30-17h00
Mùa đông: 16/10 đến hết ngày 15/4
07h30-11h30
13h00-17h00

Trực cấp cứu 24/7

KẾT NỐI FANPAGE

Copyright © 2024 Bệnh viện YHCT Ngọc Thiện